
“Tuần lễ Tiền điện tử” Hoa Kỳ: Tất cả những điều bạn cần biết
Hạ viện Hoa Kỳ vừa công bố một sự kiện mang tính lịch sử: Ngày 14 - 18/07/2025 sẽ là “Tuần lễ Tiền điện tử” đầu tiên tại Hoa Kỳ. Ba dự luật lớn có thể sẽ mang lại sự rõ ràng về quy định mà ngành công nghiệp tiền điện tử đã chờ đợi từ lâu. Sau đây là lý do tại sao sự kiện này lại quan trọng đối với người dùng tiền điện tử trên toàn thế giới.
Thông báo lịch sử
Vào ngày 03/07/2025, theo thông báo chính thức của Hạ viện Hoa Kỳ tuần lễ từ ngày 14-18 tháng 7 sẽ được dành riêng hoàn toàn cho việc xây dựng pháp lý liên quan đến tiền điện tử. Đây không chỉ là một phiên điều trần thông thường. Mà là các cuộc bỏ phiếu thực sự đối với ba dự luật có khả năng định hình lại cách các tài sản số được quản lý trên toàn cầu.
Theo thông cáo báo chí chính thức, Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính, ông French Hill, cho biết: “Chúng tôi đang thực hiện những bước đi mang tính lịch sử để đảm bảo Hoa Kỳ vẫn là quốc gia dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo và tôi rất mong đợi ‘Tuần lễ Tiền điện tử’ tại Hạ viện.”
Điều gì sẽ diễn ra trong Tuần lễ Tiền điện tử?
Trong khoảng thời gian từ ngày 14 đến ngày 18/07/2025, Hạ viện sẽ tiến hành bỏ phiếu đối với ba dự luật lớn:
1. Đạo luật CLARITY (Thiết lập các quy tắc rõ ràng cho việc quản lý tài sản số)
2. Đạo luật GENIUS (Tạo ra khung giám sát toàn diện đối với stablecoin)
3. Đạo luật Chống Giám sát Tiền Kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (Anti-CBDC Surveillance State Act) (Cấm tiền kỹ thuật số do chính phủ phát hành)
Cả ba dự luật này đều đã được thông qua tại các ủy ban liên quan và sẵn sàng cho phiên bỏ phiếu cuối cùng tại Hạ viện. Nếu được thông qua, các dự luật sẽ được chuyển lên Thượng viện và có thể đến bàn làm việc của Tổng thống Trump.
Giải thích về ba dự luật
1. Đạo luật CLARITY: Chấm dứt sự mơ hồ về mặt quy định
Vấn đề: Trong nhiều năm, các doanh nghiệp tiền điện tử không biết liệu token của họ sẽ bị phân loại là chứng khoán (do SEC giám sát) hay hàng hóa (do CFTC giám sát). Sự không chắc chắn này đã hạn chế đổi mới và tạo ra rủi ro pháp lý.
Đạo luật này:
● Định nghĩa “hàng hóa kỹ thuật số” so với “chứng khoán tài sản số”
● Trao quyền giám sát hàng hóa kỹ thuật số cho CFTC, còn SEC giữ quyền giám sát chứng khoán
● Tạo lộ trình cho các dự án chuyển từ giám sát của SEC sang CFTC khi đã đủ mức độ phi tập trung
● Yêu cầu tách biệt tiền của khách hàng khỏi tài sản của công ty
● Yêu cầu công bố thông tin minh bạch về các dự án tài sản số
Tại sao điều này quan trọng: Việc phân loại rõ ràng giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định và hỗ trợ nhà đầu tư đưa ra quyết định giao dịch Bitcoin hiệu quả hơn.
2. Đạo luật GENIUS: Làm cho Stablecoin an toàn hơn
Vấn đề: Stablecoin là động lực chính cho giao dịch và thanh toán tiền điện tử, nhưng những vụ sụp đổ gần đây như Terra Luna đã cho thấy nhiều stablecoin không được đảm bảo một cách hợp lý.
Đạo luật này:
● Yêu cầu stablecoin phải được bảo chứng 1:1 bằng USD hoặc trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ
● Yêu cầu báo cáo công khai hàng tháng và kiểm toán hàng năm
● Tạo lựa chọn cấp phép liên bang và tiểu bang cho các tổ chức phát hành stablecoin
● Ưu tiên quyền lợi cho chủ sở hữu stablecoin nếu tổ chức phát hành phá sản
● Cấm các công ty công nghệ phát hành stablecoin mà không có đối tác ngân hàng
Tác động: Vì hầu hết các stablecoin đều sử dụng đồng USD, các quy định này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường tiền điện tử toàn cầu.
3. Đạo luật Chống Tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (Anti-CBDC Surveillance State Act): Không có đồng USD kỹ thuật số của chính phủ
Nội dung cấm:
● Cấm Cục Dự trữ Liên bang cung cấp dịch vụ tiền kỹ thuật số cho cá nhân
● Cấm Fed phát hành bất kỳ hình thức tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương nào
● Cấm sử dụng CBDC vào chính sách tiền tệ
● Cấm Fed nghiên cứu hoặc phát triển nếu không có sự chấp thuận của Quốc hội
Lý do những người ủng hộ: Họ cho rằng tiền kỹ thuật số của chính phủ có thể dẫn đến giám sát tài chính. Dự luật này giữ lại sự đổi mới kỹ thuật số trong tay tư nhân.
Bối cảnh toàn cầu: Điều này khiến Hoa Kỳ khác biệt với Trung Quốc, Liên minh châu Âu và các khu vực khác đang tích cực phát triển tiền kỹ thuật số của chính phủ.
So sánh quy định toàn cầu
Liên minh châu Âu: Quy định MiCA của EU đã được triển khai vào tháng 01/2025, mang đến cơ chế cấp phép toàn khối EU và yêu cầu minh bạch về các tác động môi trường.
Vương quốc Anh: Dự kiến áp dụng các quy định tiền điện tử toàn diện vào năm 2025 dưới sự giám sát của Cơ quan quản lý tài chính.
Châu Á: Singapore và Hồng Kông đã áp dụng các yêu cầu cấp phép nghiêm ngặt. Luật mới về stablecoin của Hồng Kông được xây dựng gần giống yêu cầu của Hoa Kỳ, đặc biệt là các yêu cầu về dự trữ theo Đạo luật GENIUS.
Sự khác biệt chính: Các khu vực pháp lý khác thường sử dụng một cơ quan quản lý duy nhất, trong khi tại Hoa Kỳ, quyền giám sát được chia giữa SEC và CFTC. Điều này mang lại nhiều hướng phát triển công nghệ blockchain hơn.
Tại sao điều này quan trọng trên toàn cầu
Sự thống trị của đồng USD
Stablecoin được quản lý của Hoa Kỳ có thể củng cố vị thế của đồng USD trong tài chính số, trở thành tiêu chuẩn cho các giao dịch tiền điện tử quốc tế.
Đầu tư tổ chức
Các quy định rõ ràng sẽ khuyến khích các quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm và các tập đoàn lớn phân bổ vốn vào tài sản kỹ thuật số.
Tiêu chuẩn toàn cầu
Nhiều quốc gia thường lấy khuôn mẫu quy định của Hoa Kỳ để làm chuẩn, từ đó có thể mở rộng các phương pháp tiếp cận này trên toàn thế giới.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo
Ngày 14-18/07: Hạ viện bỏ phiếu trong “Tuần lễ Tiền điện tử”
Cuối năm 2025: Thượng viện xem xét (Chính quyền Trump ủng hộ cả ba dự luật)
2026: Nếu được ký thành luật, các cơ quan có 360 ngày để triển khai các quy định chi tiết
Ý nghĩa đối với người dùng tiền điện tử
Stablecoin an toàn hơn: Yêu cầu dự trữ và kiểm toán tăng độ tin cậy
Bảo vệ tốt hơn trên sàn giao dịch: Tài sản của khách hàng phải được tách biệt khỏi tài sản của sàn giao dịch
Minh bạch về thuế: Phân loại rõ ràng giữa chứng khoán và hàng hóa giúp lên kế hoạch thuế thuận lợi hơn
Bảo vệ quyền riêng tư: Không bị ép buộc sử dụng tiền kỹ thuật số của chính phủ
Áp dụng rộng rãi hơn: Niềm tin của các tổ chức có thể thúc đẩy sự chấp nhận tiền điện tử phổ biến
Kết luận
Các dự luật này đại diện cho nỗ lực lập pháp về tiền điện tử quan trọng nhất từ trước đến nay tại Hoa Kỳ. Dù là luật của Hoa Kỳ, nhưng tác động của chúng sẽ định hình thị trường tiền điện tử toàn cầu và có thể ảnh hưởng đến cách tiếp cận quản lý của các quốc gia khác.
Đối với người dùng tiền điện tử trên toàn cầu, đây là tín hiệu về sự chuyển mình hướng tới sự chấp nhận rộng rãi, với các quy định toàn diện nhưng thân thiện với đổi mới. Ngành công nghiệp này đã yêu cầu các quy tắc rõ ràng trong nhiều năm. Tuần này, họ có thể sẽ đạt được điều đó.
Câu hỏi không còn là liệu tiền điện tử có được quản lý hay không, mà là sẽ được quản lý như thế nào. Nếu được thông qua, câu trả lời là: quản lý toàn diện, bảo vệ đổi mới, người tiêu dùng và quyền riêng tư.
Bạn muốn bắt đầu giao dịch tiền điện tử? Đăng ký trên Bitget để giao dịch Bitcoin và các tài sản kỹ thuật số khác.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này chỉ nhằm mục đích giáo dục và không được xem là lời khuyên tài chính. Đầu tư vào tiền điện tử luôn tiềm ẩn rủi ro và các quy định có thể thay đổi. Hãy luôn tự nghiên cứu và tham khảo ý kiến chuyên gia tài chính trước khi đưa ra quyết định đầu tư.